Thứ Hai , 23/12/2024 | 12:26 Sáng
ĐẶT VÉ TRỰC TUYẾN GỌI

1900 6432 - (024/028) 7300 1133

Vi vu cùng những lễ hội ngày Tết rộn ràng ngay cạnh Hà Nội

Tết đến xuân về mà không đi lễ hội thì còn gì là tết. Đi chơi hội vừa để thư giãn, nghỉ ngơi, lại được hiểu thêm về văn hóa, phong tục nước nhà. Cùng vé máy bay Flynow điểm danh những lễ hội ngày Tết rộn ràng cạnh bên Hà Nội nhé!

Hội gò Đống Đa – Mồng 5 Tết

Hội gò Đống Đa diễn ra tại gò Đống Đa, phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội). Ðây là lễ hội ngày Tết mừng chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.

Vi vu cùng những lễ hội ngày Tết rộn ràng ngay cạnh Hà Nội

Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Sau lễ rước kiệu của vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân, người dân ở nhiều địa phương đến thành kính dâng hương. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.

Lễ hội chùa Hương- Mồng 6 Tết

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội ngày Tết bắt đầu từ mồng 6 đến hết tháng 3 Âm lịch, diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội đặc biệt đông trong những ngày đầu năm.

Vi vu cùng những lễ hội ngày Tết rộn ràng ngay cạnh Hà Nội

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò – một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Trong những ngày này, du khách đến chùa để nguyện ước những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Vào lúc cao điểm này, du khách nên cẩn trọng với tư trang, hành lý. Việc đảm bảo an toàn, luôn mặc áo phao, không lên thuyền qua đông khi đi trên suối Yến cũng là điều nên làm.

Lễ hội đền Sóc- Mồng 6 Âm lịch

Lễ hội đền Sóc tổ chức tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Theo truyền thuyết, đây là nơi Thánh Gióng bay về trời.

Vi vu cùng những lễ hội ngày Tết rộn ràng ngay cạnh Hà Nội

Cũng bởi vậy, đây là lễ hội ngày Tết được nhiều người tìm đến để cầu nguyện sức khỏe, ý chí vươn cao trong năm mới. Tham gia lễ hội đền Sóc, ngoài cầu nguyện, du khách cũng có thể trải nghiệm leo núi lên đỉnh núi Sóc- nơi tương truyền Thánh Gióng bay về trời.

Những năm gần đây, nghi lễ cướp lộc đầu năm (hay còn gọi là cướp hoa tre) của lễ hội đền Sóc bị biến tướng thành các màn ẩu đả của các thanh niên địa phương. Du khách không nên tới gần khu vực này nếu tham dự lễ hội.

Xem thêm: Những ngôi chùa cầu Tài lộc, tình Duyên linh thiêng có tiếng ở Hà Nội

Lễ hội Tịch điền đọi sơn – Duy Tiên, Hà Nam (Mùng 7 Tết)

Đây là lễ hội ngày Tết truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội được diễn ra tại cánh đồng xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra Lễ hội Tịch điền – Đọi Sơn

Lễ hội này mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Vi vu cùng những lễ hội ngày Tết rộn ràng ngay cạnh Hà Nội

Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh.

Hội chợ Viềng – Nam Định (Đêm mùng 7 – sáng mùng 8 Tết)

Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm, và cũng có thể là lỡ cả một đời người. Dân Nam Ðịnh đi chợ Viềng đầu năm đã đành, người tứ xứ từ Hà Nội vào, Thanh – Nghệ ra, Hải Phòng – Quảng Ninh lên.

Mọi người đều cố đi chợ Viềng một lần để mong có lộc cho cả năm buôn may bán đắt; để chơi, để kiếm món đồ có giá hời, thậm chí chỉ để lấy tiếng là đã đi chợ Viềng.

Chợ Viềng thuộc thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Ðịnh, trước đây chợ còn có tên là chợ chơi du xuân (du xuân thị).

Tiếng là chợ nhưng ở đây người ta không mua, bán những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép… càng không phải là các thứ hàng cao cấp, xa xỉ. Chúng đơn giản chỉ là những sản phẩm mang tính chất phục vụ sản xuất tiểu nông như cái cày, cái cuốc, cái dao, cái liềm, cái thúng, cái mủng… hoặc là một số giống cây trồng, vật nuôi như cây chanh, cây ớt, các loại cây cảnh, cây ăn trái… bạn cũng có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng…

Lễ hội Yên Tử- Mồng 10 Âm lịch

Lễ hội Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) khai mạc vào ngày 10/1 âm lịch.

Non thiêng Yên Tử là nơi vua hóa Phật khi vua Trần Nhân Tông về đây tu luyện và khai sinh ra trường phái Trúc Lâm Yên Tử. Bởi vậy, lễ hội Yên Tử vẫn được coi là nguyên khí Việt.

Vi vu cùng những lễ hội ngày Tết rộn ràng ngay cạnh Hà Nội

Với tính chất linh thiêng, lễ hội Yên Tử là một lễ hội ngày Tết không có thật nhiều trò chơi dân gian. Nhưng, du khách cần rất lưu ý trong việc phục trang tham gia lễ hội. Do phải leo lên chùa đồng khá cao và dốc, giày cao gót, dép lê là lựa chọn không thật tốt. Đồng thời, váy ngắn, quần short cũng không nên vận khi tới non thiêng.

Lễ hội đền Trần

Lễ hội đền Trần diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội ngày Tết này nổi tiếng với tục khai ấn đền Trần. Nhiều người tin rằng, tấm ấn đền Trần trong ngày hội Xuân sẽ giúp chủ sở hữu có một năm thuận buồm xuôi gió trong công việc.

Du khách cân nhắc rất kỹ khi tham gia lễ khai ấn đền Trần. Bởi, giờ khai ấn là lúc du khách tụ tập rất đông trong khoảng không gian hẹp. Hiện tượng giẫm đạp lên nhau vẫn thường xảy ra. Nên, với những người có sức khỏe không thật tốt, tham gia lễ khai ấn đền Trần có phần nguy hiểm.

Đặc biệt, trong lễ hội, nhiều lá ấn giả cũng được người dân bên đường bán ra để đánh lừa du khách. Còn những lá ấn đền Trần “thật” được “ban” ở các quầy do BTC sắp xếp. Tuy luôn khẳng định không bán, song, để có những lá ấn đền Trần, du khách đều phải gửi tiền vào “hòm công đức”, trước mặt những người phát các lá ấn. Số lượng lá ấn tùy thuộc số lượng tiền công đức.

Xem thêm: 17 điểm tham quan ở Hà Nội không nên bỏ qua

Lễ hội Lim- Ngày 13 Âm Lịch

Hội Lim diễn ra trên địa bàn huyện Tiên Du (Bắc Ninh) – cách trung tâm Hà Nội chừng hơn 20 km. Hội Lim nổi tiếng với các màn diễn xướng quan họ. Tuy nhiên, gần đây, lễ hội ngày Tết này gây tranh cãi bởi việc các lán quan họ dùng loa thùng quá to để “át tiếng” nhau. Điều này khiến du khách không được hưởng trọn vẹn không gian diễn xướng đúng nghĩa.

Vi vu cùng những lễ hội ngày Tết rộn ràng ngay cạnh Hà Nội

Nếu du khách muốn nghe hát quan họ giao duyên mộc đúng nghĩa, du khách có thể tìm tới nhà ông Nguyễn Hữu Bể. Tại đây, trong đêm 12- rạng sáng ngày 13 tháng Giêng, các liền anh liền chị trong khu vực tới hát canh giao duyên thâu đêm. Chủ nhà rất niềm nở đón khách, bố trí chỗ ngồi, đồ ăn thức uống để du khách có thể thưởng trọn ý nghĩa của di sản phi vật thể đại diện của nhân loại này.

Lễ hội Minh Thề- Ngày 14 Âm lịch

Sau lễ hội “mua” lá ấn thuận lợi trên đường hoạn lộ là lễ hội Minh Thề – thề minh bạch, không tham nhũng. Nghịch lý, nếu như lễ hội đền Trần được người dân đổ dồn về xếp hàng “xin” lá ấn bằng tiền công đức thì lễ hội thề không tham nhũng không thật đông du khách.

Trình tự nghi lễ của lễ hội Minh Thề rất thú vị: Trưởng làng cầm dao vạch quanh vòng tròn, sau đó đâm vào chính giữa vòng tròn đó để biểu lộ sự quyết tâm.

Vi vu cùng những lễ hội ngày Tết rộn ràng ngay cạnh Hà Nội

Rồi ông đọc hịch: “Chúng tôi gồm những người làm việc công của làng, họp trước đền theo tục lệ uống máu ăn thề, xin thề các điều sau: Nếu lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề…”.

Lễ hội diễn ra tại khu di tích quốc gia Đền chùa Hòa Liễu, thuộc thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Còn chờ gì nữa, đặt ngay vé máy bay đi Hà Nội và đến trải nghiệm ngay những lễ hội này nhé